Cấu Tạo Của Kính Mắt

Dù bạn mang kính râm thời trang, Hay kính cận và các kiểu kính khác thì dường như, cấu tạo các bộ phận đều giống nhau.Cấu tạo chiếc kính mắt thường gồm 3 phần chính: gọng kính, tròng kính và giá đỡ kính

Gọng Kính
Nếu bạn từng đeo mắt kính chắc hẳn bạn cũng biết gọng kính kim loại được làm cách chất liệu hợp kim khác nhau để cấu tạo mắt kính, vì thế gọng kim loại cũng có nhiều mẫu khác nhau như:
Monel: là loại hợp kim được chế tạo gọng kính có tính chịu lực rất tốt.
Titanium: đây là loại hợp kim siêu bền, rất nhẹ và khó bị ăn mòn. Hầu hết trên thị trường hiện nay, rất nhiều đối tượng khách hàng quan tâm và tin tưởng sử dụng những loại mắt kính có cấu thành từ chất liệu titanium.
Beryllyum: loại hơp kim có màu xám này mặc dù giá thành sản xuất khá rẻ so với titanium nhưng có một tính đặc biệt trong loại hợp kim này đó là khi bạn đeo gọng kính này, hợp kim sẽ rất thích ứng với các loại acid trên da hay bạn tiếp xúc nhiều với nước biển. ( ngoài titanium, đây là lựa chọn thứ 2 mình luôn nghĩ tới nhé).
Aluminum: loại gọng kính nhôm, đặc tính mềm dẻo, rất nhẹ, ngoài ra đối với loại này bạn có thể làm ra các màu sắc, kiểu dáng khác nhau để phù hợp với style của các bạn trẻ hiện nay. Theo như mình biết, hầu như các loại kính teen hiện giờ khá chuộng loại gọng kính này.
Ngoài ra còn một số loại hợp kim được làm cho mắt kính như Flexon, Stainless steel, beta titanium (đây là mốt số hợp kim ít được sử dụng ở trên thị trường).
Để dễ hiểu hơn, mình sẽ chia gọng kính làm 2 loại: gọng kính kim loại và gọng kính nhựa. Mỗi loại gọng kính đều có ưu điểm nhược điểm riêng:
* Ưu điểm gọng kính nhựa:
Trọng lượng cực nhẹ, dễ dàng mang kính đi bất cứ đâu.
Nhiều màu sắc và thay đổi tính thời trang liên tục.
Giá thành rẻ hơn các loại gọng khác, dao động từ 200.000 đồng -300000 đồng/chiếc kính.
* Nhược điểm gọng kính nhựa:
Một số loại gọng nhựa xài lâu bị ố màu.
Kính nhựa hay bị giòn và có thể gãy khi va chạm mạnh.
* Ưu điểm gọng kính kim loại:
Độ bền cao, dễ uốn nắn gọng.
Thời trang và rất sang trọng.
Giá cả tương đối vừa tầm tay.
* Nhược điểm gọng kính kim loại:
Một số kim loại kém chất lượng bị rỉ màu sau khi sử dụng.
Một số người dị ứng với chật liệu kim loại.
Cũngcùng đó, đặc tính của gọng kim loại khiến các kiểu kính bằng gọng này khá được ưu chuộng. Nhất là kính thời trang người lớn và kính phục vụ cho việc khắc phục tật khúc xạ ở mắt.
Bên cạnh gọng kính làm bằng nhựa và kim loại. Thì ngày nay, nhiều chất liệu sang trọng hơn được chế tác thành gọng kính. Nhưng chủ yếu dành cho người giàu có và các nghệ sĩ, ca sĩ…. Đó là chất liệu gọng kính bằng vàng, bạc, đá, kim cương…
Tuy nhiên, dù chọn gọng nhựa hay kim loại thì bạn cũng cần chọn gọng kính ăn khớp với mắt kính và tròng kính. Cùng đó, tùy mục đích sử sụng.
Tròng Kính
Nếu như trước đây, bạn thấy tròng kính sử dụng chủ yếu là chất liệu thủy tinh.
Thì ngày nay, nó được thay thế bằng các chất liệu mới, tiện dụng và bền bỉ, an toàn hơn. Vì chất liệu thủy tinh không chịu được lực cao và dễ vỡ.
Một vài chất liệu tròng kính mới như:
Tròng kính làm từ chất liệu plastic. Chất liệu này có ưu điểm là nhẹ và thậm chí nhẹ bằng ½ so với thủy tinh. Tuyệt vời nhất là giá thành kính này rất rẻ. Độ bền của tròng kính plastic đánh giá cao. Tuy nhiên, chất liệu tròng kính plastic để lâu sẽ ngả màu vàng hay sỉn màu trông mất thẩm mĩ. Với tính năng trên, tròng kính làm từ chất liệu plastic chủ yếu sử dụng cho trẻ em, kính râm với mục đích là khó vỡ.
Tròng kính là từ chất liệu Polycarbonate. Xét kĩ trong các chất liệu tròng kính thì chất liệu Polycarbonate có ưu điểm là chống va đập tốt và ít trầy xước. Nó cũng khá nhẹ so với thủy tinh. Chính vì tốt hơn mà giá thành nó cao hơn so với chất liệu thủy tinh và plastic thông thường. Cùng với đặc tính của mình, chất liệu Polycarbonate được làm tròng kính cho kính trẻ em là nhiều. Ngoài ra, còn làm kính bảo hộ, kính thể thao và cả làm tròng kính cho phi hành gia…
Chất liệu chiết suất cao (High index). Với sự phát triển của khoa học thì các chất liệu tròng kính tân tiến nhất ra đời. Trong đó có chất liệu chiết suất cao. Chất liệu này vừa mỏng, nhẹ lại an toàn cho mắt. Nhất là những người bị cận nặng thì sử dụng tròng kính này sẽ nhẹ nhàng hơn. Thậm chí, nó mỏng hơn 50% so với tròng kính nhựa thông thường. Nhược điểm của tròng kính làm từ chất liệu chiết xuất cao chỉ là ở giá thành. Tuy nhiên, trên thị trường cũng có nhiều bảng giá để bạn lựa chọn phù hợp với túi tiền. Do có nhiều ưu điểm nên chất liệu này được dùng chủ yếu cho người bị tật khúc xạ mắt ở độ cao và nặng.
Cuối cùng là tròng kính POLARIZED. Loại tròng này có ưu điểm vượt trội. Đó là rất nhẹ, chịu va đập mạnh. Cùng đó thì có thể chống các tia phân cực nằm ngang...
Đi đôi với các ưu, nhược điểm và tính năng các loại tròng kính trên thì bạn cần có sự tư vấn kĩ càng cho việc chọn tròng kính. Tùy vào tật khúc xạ mắt, cũng như chất liệu gọng kính mà chất liệu tròng kính sẽ đi kèm theo đó. Đương nhiên, cần có sự tư vấn của bác sĩ để chọn tròng kính vừa an toàn lại phù hợp.
Giá đỡ mắt kính
Giá đỡ mắt kính là phần giúp bạn giữ kính cân bằng trên khuôn mặt, thông thường giá đỡ mắt kính có 2 miếng đệm kính bằng hợp chất cao su nhằm giúp tránh gây thương tổn cho khuôn mặt của bạn, miếng đệm được gác lên sóng mũi.

   

Bài viết liên quan