Mã số mã vạch nên hiểu như thế nào?

Đầu tiên chúng ta cần hiểu thế nào cho đúng mã số, mã vạch (barcode) là gì?
Mã số: là một dãy chữ số, trong đó có các nhóm số để chứng minh về xuất xứ hàng hoá như: đây là sản phẩm gì? do công ty nào xuất? công ty đó thuộc quốc gia nào? Do cách đánh số như vậy, mỗi loại hàng hoá sẽ có dãy số duy nhất để nhận dạng đơn nhất trên toàn thế giới. Đây là một cấu trúc mã số tiêu chuẩn dùng để nhận dạng sản phẩm hàng hoá trên các quốc gia (vùng) khác nhau, tương tự như cấu trúc mã số điện thoại để liên lạc quốc tế. Mã số gồm 1 dãy từ 8 đến 12 chữ số trong đó: 3 số đầu là mã Quốc Gia (nước sản xuất), 4 hoặc 5 số tiếp theo là mã doanh nghiệp, 3 hoặc 4 số tiếp theo là mã hàng hóa, số còn lại là mã kiểm tra lại toàn bộ thông tin của mã vạch.

Ảnh mô tả mã số mã vạch


Mã vạch (Barcode): là phương pháp lưu trữ và truyền tải thông tin bằng một loại ký hiệu gọi là ký mã vạch (Barcode symbology). Ký mã vạch hay gọi tắt cũng là mã vạch, là một dãy các vạch và khoảng trống song song xen kẽ được sắp xếp theo một qui tắc mã hóa nhất định để thể hiện mã số (hoặc các dữ liệu gồm cả chữ và số). sự thay đổi trong độ rộng của vạch và khoảng trắng biểu diễn thông tin số hay chữ số dưới dạng mà máy vạch có thể đọc có gắn đầu Laser (Scanner) nhận và đọc được.

Tóm lại: mã số, mã vạch chỉ là mã định danh sản phẩm, không có chức năng nhận biết đồng hồ thật và giả được. Vì sao ạ? Vì mã số mã vạch đã được quy ước và đưa lên cơ sở dữ liệu chung, có in lại cái mã đó dán lên sản phẩm làm giả, khi quét bằng bất cứ phần mềm nào được phép truy xuất vào cơ sở dữ liệu chung kia thì nó đều trả về thông tin đã được khai báo trên kho cơ sở dữ liệu chung, suy ra hàng làm giả vẫn là hàng chuẩn khi quét mã số, mã vạch.

Bài viết liên quan